Công điện của Chủ tịch UBND tỉnh về chủ động ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn

Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn Hưng Yên, bão số 10 (tên quốc tế là DOKSURI) là cơn bão mạnh, diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, tỉnh Hưng Yên sẽ có mưa vừa đến mưa to, lượng mưa cả đợt từ 70 – 120mm, gió mạnh dần lên cấp 5 đến cấp 6.

Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn Hưng Yên, bão số 10 (tên quốc tế là DOKSURI) là cơn bão mạnh, diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, tỉnh Hưng Yên sẽ có mưa vừa đến mưa to, lượng mưa cả đợt từ 70 – 120mm, gió mạnh dần lên cấp 5 đến cấp 6. 
Dự báo đường đi mới nhất của bão số 10. Ảnh: KTTV/TTXVN
Dự báo đường đi mới nhất của bão số 10. Ảnh: KTTV/TTXVN
Để chủ động ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra, ngày 14.9, Chủ tịch UBND tỉnh có công điện gửi Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hưng Yên; Chủ tịch UBND – Trưởng ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN các huyện, thành phố; Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên KTCT thủy lợi; Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Công trình đô thị; Giám đốc Công ty Điện lực Hưng Yên. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh, các sở, ngành và đơn vị liên quan thực hiện nghiêm phương án và kế hoạch phòng, chống thiên tai và TKCN; phương án bảo vệ các trọng điểm cấp tỉnh, cấp huyện, nhất là phương án ứng phó với các tình huống mưa lớn gây ngập úng diện tích lúa đang thời kỳ chắc xanh đến chín, đề phòng gió lớn gây đổ lúa, hoa màu và ngập úng các khu đô thị, dân cư; đề phòng nước sông Hồng, sông Luộc lên cao ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình trọng điểm, dân cư ven sông và các hoạt động nuôi, trồng và sản xuất trên bãi sông. Chỉ đạo gạn tháo, chuẩn bị tốt các điều kiện tiêu thoát trên sông, trục, kênh mương nội đồng. Kiểm tra hoạt động và an toàn hệ thống điện, máy bơm tiêu úng, cửa cống, cánh cống; an toàn công trình đê điều, công trình phòng, chống thiên tai, đặc biệt các công trình trọng điểm cấp tỉnh, cấp huyện. Bảo đảm các điều kiện cung cấp điện đầy đủ, giao thông thông suốt trong thời gian có mưa, bão.
 
Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo thu hoạch nhanh diện tích hoa màu đã cho thu hoạch; kiểm tra neo, giữ các lồng bè nuôi, thả cá và tàu thuyền trên sông; dân cư ở tại các vùng thấp trũng có nguy cơ ngập úng, sạt lở ven sông để có biện pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại, đặc biệt tuyên truyền cảnh báo nhân dân không được ngủ, nghỉ trên thuyền khi có mưa to, gió lớn; kiểm tra, chống giữ các công trình nhà dân, trường học, bệnh viện đã xuống cấp, đề phòng trong khi mưa to, gió lớn có thể gây sập, đổ, có phương án nâng cấp, sửa chữa. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hưng Yên, Đài truyền thanh các huyện, thành phố phối hợp với cơ quan chuyên môn cập nhật thông tin chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh để kịp thời đưa tin và thông báo diễn biến tình hình mưa, úng để nhân dân phòng, chống kịp thời. Tổ chức trực ban 24/24 giờ, tăng cường tuần tra, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, úng để chủ động đối phó; thường xuyên báo cáo kịp thời các diễn biến mưa lũ về Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh.
 
*Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của mưa, bão đến sản xuất nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố, Công ty TNHH Một thành viên KTCT thủy lợi tỉnh tập trung chỉ đạo huy động mọi lực lượng khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn diện tích lúa mùa đã chín trên 80%, diện tích rau màu đã đến thời kỳ thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”. Linh hoạt, chủ động tiêu thoát nước để tránh gây ngập úng cho lúa và rau màu mới trồng khi mưa lớn, đồng thời vẫn bảo đảm đủ nước để lúa vào chắc và chín, thuận lợi cho phòng trừ sâu, bệnh cuối vụ; chuẩn bị sẵn sàng mọi phương tiện máy bơm điện, bơm dầu để tiêu úng khi xảy ra ngập úng; có kế hoạch khoanh vùng ưu tiên tiêu thoát nhanh cho những diện tích bị ngập nặng cục bộ. Sau khi mưa, bão kết thúc, đối với những diện tích lúa mới trỗ xong, nhất là trên những giống nhiễm bệnh chỉ đạo phòng, trừ bệnh bạc lá – đốm sọc vi khuẩn, kết hợp với các đối tượng sâu bệnh khác theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn; dựng buộc lại những diện tích lúa bị đổ để lúa làm hạt, hạn chế sâu, bệnh; trồng dặm, trồng bù những diện tích cây vụ đông mới trồng bị gãy, đổ, dập nát do mưa bão. Tạm dừng việc gieo trồng cây vụ đông trong thời gian dự báo xảy ra mưa bão; che chắn cho các cây vụ đông đã làm bầu như: Bầu, bí, ngô, dưa… để hạn chế dập, nát. Tiếp tục rà soát và điều chỉnh kế hoạch sản xuất cây vụ đông cho phù hợp với diễn biến tình hình thời tiết; chuẩn bị đủ nguồn hạt giống để đáp ứng đủ yêu cầu của sản xuất và dự phòng trong trường hợp phải gieo trồng lại. Khẩn trương chằng, chống các loại cây ăn quả đang mang quả như: Chuối, cây có múi, đu đủ, ổi… hạn chế gió mạnh gây đổ gãy. Kịp thời khơi rãnh, tiêu thoát nước đọng vũng trên vườn trồng cây ăn quả; sau mưa, bão phải dọn vệ sinh vườn, xới xáo phá váng trên mặt vườn và tiến hành các biện pháp chăm sóc theo quy trình của từng loại cây. 
 
Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị Công ty Điện lực Hưng Yên bảo đảm cung cấp đủ nguồn điện 24/24h để các trạm bơm hoạt động tốt khi phải bơm tiêu úng khi có mưa lớn. Các địa phương và đơn vị liên quan cần chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp chỉ đạo nêu trên theo thực tế diễn biến của bão số 10, không được chủ quan, lơ là trong chỉ đạo điều hành để thiệt hại đến sản xuất.
theo; baohungyen.vn

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
83 người đang online