Công khai thông tin Quy hoạch và Kế hoạch thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường

- Lĩnh vực môi trường - Lĩnh vực Tài nguyên nước - Lĩnh vực Khoáng sản

I. Lĩnh vực Môi trường

1. Thông tin về quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải rắn, các nguồn thải về chất thải rắn: Ngày 01/2/2013 UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định số 300/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch Quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, theo đó:

+ Tổng khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh toàn tỉnh khoảng 512,33 tấn/ngày.

+ Tổng khối lượng CTR nông nghiệp phát sinh khoảng 4.218 tấn/ngày; làng nghề khoảng 320 tấn/ngày; trong đó gồm bao bì từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khoảng 1,1 tấn/ngày.

+ Tổng khối lượng CTR công nghiệp phát sinh khoảng 616 tấn/ngày, trong đó CTRCN nguy hại khoảng 77 tấn/ngày và CTRCN không nguy hại khoảng 539 tấn/ngày.

+ Tổng khối lượng CTR xây dựng phát sinh trong toàn tỉnh khoảng 73 tấn/ngày; bùn thải phát sinh ước tính khoảng 45,2 tấn/ngày.

+ Tổng khối lượng CTR y tế phát sinh khoảng 2,972 tấn/ngày; trong đó CTR y tế nguy hại là 0,446 tấn/ngày, chiếm 15% tổng lương CTR y tế phát sinh và CTR y tế không nguy hại là 2,526 tấn/ngày; lượng CTR y tế phát sinh tại thành phố Hưng Yên khá lớn, chiếm khoảng 40% tổng lượng CTR y tế phát sinh trong toàn tỉnh.

* Dự báo lượng Chất thải rắn phát sinh đến năm 2025:

Tổng khối lượng CTR phát sinh trong phạm vi toàn tỉnh khoảng 10.310 tấn/ngày, trong đó:

+ CTR sinh hoạt khoảng: 1.500,6 tấn/ngày.

+ CTR nông nghiệp khoảng: 6.240 tấn/ngày.

+ CTR công nghiệp khoảng: 2.085 tấn/ngày (bao gồm cả CTR làng nghề do sau năm 2020 tất cả các làng nghề sẽ được phát triển thành cụm công nghiệp).

+ CTR xây dựng, bùn thải khoảng: 476 tấn/ngày.

+ CTR y tế khoảng: 7,809 tấn/ngày.

Quy hoạch hệ thống xử lý CTR đến năm 2025:

Quy hoạch các khu xử lý CTR đến năm 2025:

Để đáp ứng nhu cầu xử lý CTR cho toàn tỉnh từ nay đến năm 2025, định hướng chia làm 2 giai đoạn quy hoạch:

- Giai đoạn từ nay tới 2017: Sử dụng mạng lưới các bãi thu gom, tập kết CTR quy hoạch cho các huyện để chôn lấp tạm thời CTR phát sinh tại các huyện trong giai đoạn đầu, kết hợp xử lý tại 02 bãi chôn lấp, khu xử lý tập trung hiện đang hoạt động.

- Giai đoạn dài hạn đến năm 2025: Quy hoạch các khu xử lý tập trung liên huyện trong toàn tỉnh.

          Giai đoạn từ nay tới năm 2017:

Trong thời gian từ nay tới năm 2017, để tăng cường tỷ lệ thu gom và xử lý CTR, đề xuất quy hoạch xử lý CTR cho các huyện như sau:

- Đối với các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Mỹ Hào: Có khoảng cách tới khu xử lý Đại Đồng tương đối gần, vì vậy để đảm bảo CTR được thu gom, xử lý trong vòng 48 giờ sau khi phát sinh, đề xuất chuyển chức năng các bãi chôn lấp quy mô thôn, xã đã được xây dựng thành các điểm trung chuyển CTR cho huyện. CTR sau khi thu gom sẽ chuyển đến các điểm trung chuyển sau đó đưa về Khu xử lý Đại Đồng.

- Đối với các huyện Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ hiện chưa có khu xử lý tập trung, do đó kiến nghị lựa chọn một số bãi chôn lấp cấp xã hiện đang hoạt động để xử lý CTR tạm thời từ nay đến khi xây dựng xong các khu xử lý tập trung nhằm hạn chế tình trạng vứt rác thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Sau khi xây dựng xong các khu xử lý tập trung, các điểm này sẽ chuyển thành các bãi thu gom, tập kết và trung chuyển CTR cho các huyện.

- Đối với thành phố Hưng Yên: CTR sau khi thu gom sẽ được chuyển đến xử lý tại bãi chôn lấp phường An Tảo.

 Giai đoạn dài hạn tới năm 2025:

- Đối với CTR sinh hoạt đô thị, nông thôn, CTR không nguy hại phát sinh từ các làng nghề, CTR công nghiệp không nguy hại và CTR xây dựng: Xây dựng 4 khu xử lý với bán kính phục vụ của khu xử lý CTR trong khoảng từ 20 - 30km.

- Đối với CTR nguy hại phát sinh từ làng nghề, hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp: Đề xuất quy hoạch 2 khu xử lý CTR công nghiệp và chất thải nguy hại cho toàn tỉnh.

- CTR y tế: Áp dụng công nghệ không đốt, như lò hấp khử khuẩn, máy hủy kim tiêm … xử lý ngay tại bệnh viện. Đối với các bệnh viện chưa được đầu tư xử lý theo công nghệ không đốt sẽ kéo dài thời gian sử dụng lò đốt đến năm 2020.

2. Thông tin về quy hoạch thu gom, xử lý chất thải lỏng, các nguồn thải về chất thải lỏng: Chưa có quy hoạch.

3. Thông tin về quy hoạch thu gom, xử lý khí thải, các nguồn thải về khí thải: Chưa có quy hoạch.

4. Các loại chất có nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người và môi trường: Chưa có điều tra đánh giá cụ thể cho từng chất.

5. Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái:

- Làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh huyện Văn Lâm.

- Làng nghề tái chế chì thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm.

- Bãi rác xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào.

II. Lĩnh vực Tài nguyên nước

1. Quy quy hoạch sử dụng nước dưới đất tỉnh Hưng Yên đến năm 2020

Quyết định số 2705/QĐ-UBND ngày 18/12/2009 của UBND tỉnh V/v Phê duyệt quy hoạch sử dụng nước dưới đất tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và Bản đồ Quy hoạch vùng khai thác sử dụng nước dưới đất tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, tỷ lệ 1:50.000.

Bảng 1.Quy hoạch lưu lượng khai thác sử dụng nước dưới đất tỉnh Hưng Yên đến năm 2020

TT

Huyện, Tp

Sinh hoạt

KCN (NDĐ)

Nhu cầu KT (NDĐ)

Trữ lượng NDĐ

NM

NDĐ

1

Tp Hưng Yên

10000

9411

6750

16161

11000

2

Văm Lâm

0

16584

33750

50334

104800

3

Mỹ Hào

0

14400

34875

49275

103000

4

Yên Mỹ

0

21651

33750

55401

76000

5

Văn Giang

0

16134

26640

42774

76000

6

Khoái Châu

880

30490

20250

50740

86296

7

Ân Thi

580

21189

69750

90939

121000

8

Kim Động

560

19017

18000

37017

111000

9

Phủ Cừ

0

14593

24750

39343

143000

10

Tiên Lữ

0

12823

11250

24073

48000

Toàn tỉnh

12.020

176.292

279.765

456.057

880.096

(Thông tin số liệu chi tiết tại Quyết định số 2705/QĐ-UBND ngày 18/12/2009 của UBND tỉnh)

2. Quy hoạch tài nguyên nước mặt tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến 2025

Quyết định số 2399/QĐ-UBND ngày 24/8/2017 của UBND tỉnh Phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước mặt tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến 2025 và Bản đồ Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt tỉnh Hưng Yên tỷ lệ 1:50.000  và Bản đồ Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt tỉnh hưng Yên tỷ lệ 1:50.000.

PHÂN BỔ TNN MẶT TỈNH HƯNG YÊN

Bảng 2. Phạm vi hành chính các tiểu vùng quy hoạch tỉnh Hưng Yên

TT

Tiểu khu

Phạm vi hành chính

1

Bắc Kim Sơn

Phía Bắc giáp huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh và Gia Lâm – Hà Nội; Phía Tây đến Nam là sông Kim Sơn; Phía Đông giáp huyện Cẩm Giàng – Hải Dương. Tổng diện tích đất tự nhiên 20.505 ha, diện tích đất canh tác 12.166,5 ha bao gồm các huyện: Văn Lâm, Mỹ Hào, một phần Yên Mỹ, một phần nằm phía Bắc sông Kim Sơn của các xã Vĩnh Khúc – huyện Văn Giang (150 ha); xã Đào Dương, Bắc Sơn – huyện Ân Thi (185 ha)

2

Ân Thi – đường 39

Phía Bắc giáp bờ Nam sông Kim Sơn; Phía Đông là sông Tây Kẻ Sặt; phía Tây là sông Điện Biên; Phía Nam là sông Cửu An. Tổng diện tích đất tự nhiên 15.494 ha, diện tích đất canh tác 11.416,4 ha bao gồm một phần đất đai của các huyện Ân Thi; Yên Mỹ, Phù Cừ, Kim Động, Khoái Châu

3

Tây Nam Cửu An

Phía Bắc là sông Cửu An; Phía Nam giáp sông Luộc; Phía Đông là sông Tây Kẻ Sặt; Phía Tây giáp sông Hồng. Tổng diện tích đất tự nhiên 31.892 ha (diện tích trong đê 26.054 ha), diện tích đất canh tác 17.317,7 ha bao gồm một phần đất đai của các huyện: Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ, Khoái Châu và toàn bộ thành phố Hưng Yên, huyện Tiên Lữ

4

Châu Giang

Được giới hạn bởi: Phía Bắc đến Đông là sông Kim Sơn; Phía Đông đến Đông Nam là sông Điện Biên; Phía Nam là  sông Cửu An; Phía Tây là sông Hồng. Tổng diện tích đất tự nhiên 24.418 ha (diện tích trong đê 20.751 ha), diện tích đất canh tác 11.625 ha bao gồm một phần đất đai của các huyện: Kim Động, Khoái Châu, Yên Mỹ và gần như toàn bộ huyện Văn Giang

 

Bảng 3. Tổng hợp phân vùng TNN có thể khai thác theo các tiểu vùng

TT

Vùng qui hoạch

Nguồn nước mặt

Ghi chú

1

Bắc Kim Sơn

 

 

1.1

Sinh hoạt

 

Kết hợp khai thác NDĐ:

 

- Thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm

Nước sông Kim Sơn

- Nước mặt: 24%;

- NDĐ: 76%

- TT. Mỹ Hào, huyện Mỹ Hào

Nước sông Kim Sơn

- Nước mặt: 24%;

- NDĐ: 76%

- TT Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ

Nước sông Kim Sơn

- Nước mặt: 24%;

- NDĐ: 76%

- Khu dân cư nông thôn

Nước Sông Kim Sơn

 

1.2

Công nghiệp:

 

Kết hợp khai thác NDĐ:

 

KCN Phố Nối A, B và Thăng Long II

Nước Sông Kim Sơn, Đình Dù và Bần Vũ Xá

- Nước mặt: 80%;

- NDĐ: 20%

KCN Minh Quang và Minh Đức

Nước Sông Kim Sơn

- Nước mặt: 80%;

- NDĐ: 20%

1.3

Nông nghiệp, thủy sản, môi trường

Nước Sông Kim Sơn, Đình Dù, Cầu Treo, Lương Tài, Bần Vũ Xá, Tràng Kỷ, Đình Hồ...

Chủ yếu là nước mặt

2

Châu Giang

 

 

2.1

Sinh hoạt

 

Kết hợp khai thác NDĐ:

 

- Thị trấn Khoái Châu

Sông Điện Biên

- Nước mặt: 30%;

- NDĐ: 70%

- TT. Lương Bằng, huyện Kim Động

Sông Cửu An

- Nước mặt: 30%;

- NDĐ: 70%

- TT. Văn Giang

Sông Hồng

- Nước mặt: 30%;

- NDĐ: 70%

- Khu dân cư nông thôn

Sông Hồng, Điện Biên và Cửu An

- Nước mặt: 30%;

- NDĐ: 70%

2.2

Công nghiệp: KCN Vĩnh Khúc, Tân Dân

 

Kết hợp khai thác NDĐ:

 

KCN Vĩnh Khúc

Sông Tam Bá Hiển và Kim Sơn

- Nước mặt: 78%;

- NDĐ: 22%

KCN Tân Dân

Nước Sông Điện Biên và Từ Hồ Sài Thị

- Nước mặt: 78%;

- NDĐ: 22%

2.3

Nông nghiệp, thủy sản, môi trường

Nước Sông Tân Hưng, Cửu An, Đồng Quê, Đồng Than và Kim Ngưu

Các kênh Tam Bá Hiển, Kênh Đông, Kênh Tây, Từ Hồ - Sài Thị

Chủ yếu là nước mặt

3

Tây Nam Cửu An

 

 

3.1

Sinh hoạt

 

Kết hợp khai thác NDĐ:

 

TP Hưng Yên

Sông Luộc

- Nước mặt: 34%;

- NDĐ: 66%

TT Vương, huyện Tiên Lữ

Sông Luộc

- Nước mặt: 34%;

- NDĐ: 66%

TT Cao, huyện Phù Cừ

Sông Nam Kẻ Sặt

- Nước mặt: 34%;

- NDĐ: 66%

Khu dân cư nông thôn

Nước sông Luộc và sông Cửu An

- Nước mặt: 34%;

- NDĐ: 66%

3.2

Công nghiệp

Nước Sông Tân Hưng, Điện Biên, Cầu Ngang, Nam Kẻ Sặt

Kết hợp khai thác NDĐ:

 

Các KCN

Sông Hồng

- Nước mặt: 98%;

- NDĐ: 2%

Sông Nghĩa Lý, Kênh Hòa Bình

- Nước mặt: 98%;

- NDĐ: 2%

3.3

Nông nghiệp, thủy sản, môi trường

Nước Sông Tân Hưng, Điện Biên, Nghĩa Lý, Bản Lễ - Phương Tường, Cầu Ngang

Các kênh Bác Hồ, Đào Đông, Hòa Bình

Chủ yếu là nước mặt

4

Ân Thi – Đường 39

 

 

4.1

Sinh hoạt

 

Kết hợp khai thác NDĐ:

 

TT Ân Thi

Sông Cửu An

- Nước mặt: 40%;

- NDĐ: 60%

Khu dân cư nông thôn

Nước sông Tây Kẻ Sặt, Cửu An và Điện Biên

- Nước mặt: 40%;

- NDĐ: 60%

4.2

Công nghiệp

Nước sông Tây Kẻ Sặt, Cửu An, Quảng Lãng và Điện Biên

Kết hợp khai thác NDĐ:

 

KCN Lý Thường Kiệt

Nước sông Điện Biên

- Nước mặt: 97%;

- NDĐ: 3%

4.3

Nông nghiệp, thủy sản, môi trường

Nước sông Tây Kẻ Sặt, Cửu An, Quảng Lãng và Điện Biên

Chủ yếu là nước mặt

 

ĐỊNH HƯỚNG BẢO VỆ TNN MẶT TỈNH HƯNG YÊN

Bảng 2.1: Mục tiêu chất lượng nước của các vùng QH tỉnh Hưng Yên

TT

Vùng qui hoạch

Mục đích sử dụng

Mục tiêu chất lượng nước

1

Bắc Kim Sơn (bao gồm các huyện Văn Lâm, Mỹ Hào và một phần huyện Yên Mỹ)

  • Sinh hoạt
  • Công Nghiệp
  • Nông nghiệp
  • Cải thiện môi trường
  • Bảo đảm chất lượng nước theo QCVN 08:2015/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu)
  • Đảm bảo chất lượng nước phục vụ NTTS (08:2015/BTNMT)
  • Đảm bảo chất lượng nước cho sinh hoạt: sông Kim Sơn (đoạn từ cống Xuân Quan đến cống Tranh)

2

Châu Giang (Bao gồm một phần các huyện: Khoái Châu, Kim Động, Yên Mỹ và gần như toàn bộ huyện Văn Giang)

  • Sinh hoạt
  • Công Nghiệp
  • Nông nghiệp
  • Cải thiện môi trường
  • Bảo đảm chất lượng nước theo tiêu chuẩn nước tưới (08:2015/BTNMT);
  • Đảm bảo chất lượng nước cho sinh hoạt: sông Đồng Quê và Cửu An (từ sông Hồng đến Cầu Si)

3

Tây Nam Cửu An (Bao gồm một phần các huyện: Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ, Khoái Châu và toàn bộ thành phố Hưng Yên, huyện Tiên Lữ)

  • Sinh hoạt
  • Công Nghiệp
  • Nông nghiệp
  • Cải thiện môi trường
  • Bảo đảm chất lượng nước theo tiêu chuẩn nước tưới (08:2015/BTNMT);
  • Đảm bảo chất lượng nước cho sinh hoạt: sông Hồng, Sông Luộc (từ sông Hồng đến trạm bơm Mai Động)

4

Ân Thi - Đường 39 (bao gồm một phần các huyện: Ân Thi, Yên Mỹ, Phù Cừ, Kim Động, Khoái Châu)

  • Sinh hoạt
  • Công Nghiệp
  • Nông nghiệp
  • Môi trường
  • Bảo đảm chất lượng nước theo tiêu chuẩn nước tưới (08:2015/BTNMT);
  • Đảm bảo chất lượng nước cho sinh hoạt: sông Kim Sơn (từ cống Lực Điền đến cống Tranh) và sông Tây Kẻ Sặt (từ cống Tranh đến cầu Minh Tân)
 

(Thông tin số liệu chi tiết tại Quyết định số 2399/QĐ-UBND ngày 24/8/2017 của UBND tỉnh)

III. Lĩnh vực Khoáng sản

           1. Tên dự án: Điều tra xác định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Được Chính phủ ủy quyền UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt tại Quyết định số 1990/QĐ-UBND ngày 14/07/2017.

           2. Tên dự án: Điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản để chế biến làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt tại Quyết định số 2410/QĐ-UBND ngày 25/08/2017.

          3. Tên dự án: Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 09/5/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hưng Yên năm 2018-2019;


Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
24 người đang online