25/11/2011 | lượt xem: 9 Thách thức nguồn nước trong biến đổi khí hậu - Nguy cơ nước cạn, nước bẩn Khoảng 1/2 dân số nước ta chưa đủ nước sinh hoạt đặt ra nhiều thách thức hơn cho ngành cấp nước, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu. PGS.TS. Trần Thục - Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường) cho biết, tài nguyên nước là một trong hai lĩnh vực dễ tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, sau an ninh lương thực. nguồn nước bị ô nhiễm Việt Nam không giàu tài nguyên nước là thông điệp đã được cảnh báo trong thời gian gần đây. Các lưu vực sông Mã, sông Côn, các sông ở Duyên Hải miền Trung - Tây nguyên, lưu vực sông Đồng Nai … được coi là các khu vực khan hiếm nước không thường xuyên. Trong 8 tháng mùa khô có 6 lưu vực đánh giá là thiếu nước thường xuyên, đó là: Lưu vực sông Sê San, Vũ Gia - Thu Bồn, sông Gianh, sông Mã. Khảo sát việc khai thác nước mặt vào mùa khô cho thấy 4 lưu vực sông đã tới ranh giới thiếu nước tới mức căng thẳng: Sông Mã khai thác tới 80% lưu lượng dòng chảy; nhóm sông ở Đông Nam Bộ khai thác 75% lưu lượng dòng chảy; sông Hương và sông Đồng Nai khai thác trên 40% lưu lượng dòng chảy. Nguồn cung cấp nước mặt đã không còn đảm bảo về chất lượng mà đang ở trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Trên các dòng sông như sông Trà Khúc, sông Gianh, sông Đồng Nai, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long,… không đáp ứng đủ tiêu chuẩn chất lượng nước uống về chỉ số hữu cơ, chỉ số BOD5 tăng từ 1,4 đến 2 lần so với tiêu chuẩn quy định cho nước sinh hoạt loại A. Thậm chí một số dòng sông như sông Đáy, sông Cầu chỉ số BOD5 vượt tiêu chuẩn cho phép tới 12,5 lần. Tổng trữ lượng nước ngầm của Việt Nam không lớn (khoảng 63 tỷ m3) nhưng ở nhiều vùng khai thác quá mức, vượt quá khả năng tái nạp, một số nơi đã bị cạn kiệt, vì vậy mực nước ngầm đã bị hạ thấp, gây sụt đất … Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với tình trạng này. Nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên nước đang là thách thức lớn đối với Việt Nam, nhất là bối cảnh của kịch bản biến đổi khí hậu nêu trên. Để bảo đảm nguồn cung cấp nước thô bền vững cho các nhu cầu cấp nước (sinh hoạt, sản xuất nông và công nghiệp, thủy điện, du lịch…), các chuyên gia về tài nguyên nước cho rằng, cần có cách tiếp cận tổng thể quản lý nguồn tài nguyên nước quốc gia (IWRM). Riêng đối với ngành cấp nước đô thị, đã đến thời điểm phải có những hệ thống cấp nước liên tỉnh, liên vùng, dựa trên sự sẵn có của những nguồn nước bền vững. Ngoài ra, cần có nguồn cung cấp tài chính ổn định và bền vững cho ngành cấp nước. Bên cạnh sự bù đắp, hỗ trợ của nguồn tài chính công, để đáp ứng những yêu cầu đầu tư trong ngành cấp thoát nước trong thời gian tới thì khuyến khích sự tham gia của khối tư nhân trong và ngoài nước là một hướng đi đúng đắn. Hiện nay, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu - Xây dựng (VINACONEX) đã đầu tư kinh doanh thành công Nhà máy nước Sông Đà (công suất 600.000 m3/ngày, đợt I: 300.000 m3/ngày đã hoàn thành và cấp cho Hà Nội từ tháng 8-2008), đầu tư kinh doanh Nhà máy nước Dung Quất (35.000 m3/ngày); Công ty cổ phần tư nhân đầu tư Nhà máy nước Kênh Đông (300.000 m3/ngày) thuộc TP.HCM hoặc tư nhân tham gia hợp đồng quản lý vận hành một số nhà máy nước thị trấn huyện lỵ như Minh Đức (Hải Phòng)…. Theo monre.gov.vn
THÔNG BÁO Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt cho các công trình đã cấp phép khai thác, sử dụng nước phục vụ mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên