05/10/2023 | lượt xem: 1085 Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng xanh hướng đến phát triển bền vững Xu hướng tiêu dùng bền vững, tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng đang ngày càng trở nên phổ biến. Đây được xem là thị trường tiềm năng cho các ngành sản xuất hàng hóa theo hướng bền vững, thúc đẩy ứng dụng các giải pháp kinh tế tuần hoàn. Những tín hiệu tích cực Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, năm 2020, tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng công nghệ sạch và công nghệ bền vững trong lĩnh vực tiêu thụ năng lượng chuyên sâu và ô nhiễm môi trường đã đạt 60 – 70%; 50% doanh nghiệp sản xuất đã áp dụng các giải pháp sản xuất và tiết kiệm năng lượng sạch hơn; 50% doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối được đào tạo và thực hiện các giải pháp sản xuất và tiết kiệm năng lượng sạch hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam đã áp dụng chứng nhận phân phối xanh cho nhà phân phối, phát triển thành công và dần mở rộng chuỗi cung ứng bền vững cho các sản phẩm chính trong nền kinh tế, chuỗi bán lẻ xanh. Thông qua nhiều cơ chế chính sách về phát triển kinh tế tuần hoàn, những năm qua, tỷ lệ sản phẩm bền vững trong tổng khối lượng sản phẩm xuất khẩu chính tại Việt Nam đang tăng dần của. Xu hướng hiện nay là tăng cường các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế (3Rs) các sản phẩm như: túi nhựa, giấy, dầu, sắt và thép, đặc biệt là chất thải rắn đô thị. Nhiều địa phương áp dụng biện pháp thu hồi, tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng trong xử lý chất thải, ước tính 90% chất thải giấy và dầu thải sẽ được tái chế, 75% chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu hồi để tái sử dụng và tái chế. Đặc biệt, từ phía cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở kinh tế đã có những tín hiệu tích cực trong việc áp dụng các phương thức sản xuất bền vững, sản xuất sạch hơn, thu hồi chất thải. Nhiều doanh nghiệp ngành đồ uống, dệt may, hóa chất đã áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn để giảm thiểu nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, giảm chất thải và tác động xấu đến môi trường. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhìn chung nhiều địa phương đã chú trọng lựa chọn, thu hút các dự án có tỷ lệ đầu tư về môi trường lớn. Khoảng hơn 90% các khu công nghiệp trên cả nước đã có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đạt quy mô môi trường. Một số địa phương đã bước đầu thực hiện việc phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường trong quá trình thu hút đầu tư, thông qua việc lựa chọn những ngành nghề, dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch. Khu vực tiêu dùng bao gồm 2 nhóm chính là tiêu dùng công hay mua sắm công của Chính phủ và tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, cá nhân đã có những tín hiệu tích cực cả về thể chế, chính sách và thực tiễn. Các dự án đầu tư công sử dụng ngân sách Nhà nước đều cân nhắc các yêu cầu của pháp luật bảo vệ môi trường trong đánh giá tác động môi trường, tuân thủ các quy định về quản lý chất thải trong quá trình phê duyệt, xây dựng và thực thi. Cần đẩy mạnh áp dụng kinh tế tuần hoàn Theo Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và môi trường dự báo, bên cạnh những mặt tích cực, trong thời gian tới, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ. Các hoạt động kinh tế, dân sinh sẽ làm tăng nhu cầu và áp lực về tài nguyên, phát sinh chất thải và tác động xấu đến môi trường. Do đó, Việt Nam cần có các biện pháp, chiến lược của kinh tế tuần hoàn và yêu cầu, học hỏi kinh nghiệm các quốc gia về tiếp cận hệ thống, điều kiện về công nghệ số và đổi mới sáng tạo trong thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Theo Dự thảo Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035, Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và môi trường đã đưa ra giải pháp về sản xuất, tiêu dùng xanh. nhằm thúc đẩy tiềm lực kinh tế sản xuất theo hướng bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Nhiều dự án công nghệ cao đã được các địa phương chú trọng lựa chọn, đầu tư Điển hình như trong việc xử lý chất thải, Việt Nam cần coi đó là một nguồn tài nguyên bởi khối lượng chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và xả thải sau tiêu dùng vẫn đang và sẽ phát sinh mạnh nếu không có các giải pháp kịp thời, đồng bộ. Trong đó, cần đề ra các chiến lược, chương trình, đề án phát triển về quản lý chất thải; Thiết kế các cơ sở sản xuất, kinh doanh và khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung; Các sản phẩm và kênh phân phối chưa theo hướng tận dụng tối đa giá trị của chất thải. Các dịch vụ thiết kế sinh thái, thiết kế bền vững, thiết kế để thực hiện tiêu chí của kinh tế tuần hoàn cần phải được chú trọng phát triển. Việc áp dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số trong quản lý chuỗi cung ứng, phát triển các mô hình kinh doanh tuần hoàn, đô thị tuần hoàn, chuỗi cung ứng tuần hoàn cần xây dựng cấp thiết đẻ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đối với các doanh nghiệp, cần phải nắm bắt xu hướng trong việc chọn mua nhiều hơn các sản phẩm có yếu tố “xanh”, lựa chọn các phương thức tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường, sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm có yếu tố “bền vững”. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần cân nhắc để thiết lập hiệu quả các giải pháp như bảo hành, bảo hiểm, tân trang, sửa chữa, thu hồi, tái chế, phục hồi ... theo cách thức của kinh tế tuần hoàn theo tính bền vững của sản phẩm. Bên cạnh đó, khu vực tiêu dùng công và tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, cá nhân cần xác định về phương thức tiêu dùng trong bối cảnh bùng nổ của thương mại điện tử. https://monre.gov.vn/
Hướng dẫn thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường khi có mưa to gây ngập lụt trên địa bàn tỉnh
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh kiểm tra thực tế tình hình ô nhiễm môi trường hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải
Hỗ trợ người dân xây hố (bể chứa) để xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình: Mô hình hay của huyện Phù Cừ
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Hội nghị sơ kết Chương trình phối hợp tuyên truyền về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2017-2020
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phóng làm việc với UBND thành phố Hưng Yên về đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Mạng lưới và hệ thống xử lý nước thải Hưng Yên