Nỗi khổ vì ô nhiễm môi trường công nghiệp và làng nghề ở Hưng Yên

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là chủ trương lớn góp phần tạo việc làm, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên cũng chính công nghiêp, tiểu thủ công nghiệp đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của nhân dân.

 

 

Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân

Hưng Yên được đánh giá là một trong những tỉnh trên cả nước thu hút được nhiều dự án công nghiệp vào địa bàn. Các khu công nghiệp có nhiều công ty với những ngành nghề khác nhau như: dệt may, cơ khí, điện tử và thực phẩm... Sự đa dạng về ngành, nghề đã đáp ứng nhu cầu lớn về việc làm cho người dân địa phương. Thế nhưng, thời gian qua, một số khu công nghiệp đang bộc lộ nhiều mặt trái, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tới sức khỏe, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

 Đặng Thị Thiết, thôn Cầu Lường, Bạch Sam, huyện Mỹ Hào cho biết: "Gia đình tôi sống gần sông Cầu Lường, hàng ngày phải chịu cảnh sông bị ô nhiễm trầm trọng do nước thải công nghiệp rất khó chịu. Chồng tôi đã chết vì ung thư, các cháu ốm đau luôn. Rất mong chính quyền các cấp sớm có biện pháp khắc phục, xử lý nguồn nước ô nhiễm để các hộ chúng tôi không phải sống trong tình cảnh này nữa."

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng trên là do một số doanh nghiệp vì lợi nhuận mà xả thẳng nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra môi trường. Điển hình nhất là hệ thống sông Bắc Hưng Hải, sông Bần Vũ Xásông Cầu Lường và hàng chục con kênh mương khác hiện đã biến thành dòng nước chết, bốc mùi hôi tanh khó chịu. Nguồn nước lúc nào cũng cũng đặc quánh, đen sì hoặc chuyển sang màu vàng, màu đỏ với những váng dày hoặc bọt khí cao hơn cả đầu người, khiến đời sống nhân dân bị đảo lộn. Nhiều diện tích nhân dân bỏ hoang không gieo cấy vì nguồn nước ô nhiễm nặng, gây bất bình trong dân.

Các làng nghề tái chế phế liệu hoạt động trong khu dân cư cũng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt của người dân

Cùng với ghánh chịu hậu quả nặng nề của công nghiệp thì những năm gần đây, nhiều địa phương đang bị ô nhiễm nặng do các làng nghề tiểu thủ công nghiệp gây nên.

Theo thống kê,Hưng Yên hiện có tổng số 59 làng nghề trong đó có 54 làng nghề đang hoạt động với nhiều loại hình: sản xuất, chế biến nông sản, tái chế phế liệu…

Trong đó gây ô nhiễm nặng nề nhất phải kể đến là làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh; tái chế kim loại màu ở thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm; làng nghề tái chế phế liệu thôn Phan Bôi, xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào…

Hiện tại mức độ ô nhiễm trì, khí thải trong đất, trong nước luôn vượt ngưỡng cho phép. Theo phản ánh của nhân dân sống ngay trong làng nghềsức khỏe của nhân dân bị ảnh hưởng rất lớn, nhiều làng nghề người lớn và trẻ em đầu bị nhiễm độc chì.

Ông Trần Đăng Anh - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên cho biết: "Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các khu công nghiệp và làng nghề, trước mắt cần tập trung xử lý các điểm ô nhiễm nghiêm trọng, quy hoạch các điểm tập kết rác thải phù hợp với xây dựng nông thôn mới, tăng cường tổ chức thanh, kiểm tra và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm."

Giữ gìn môi trường sống là bảo vệ lá phổi của chính mình và những người xung quanh. Để bảo vệ môi trường sống bên cạnh việc mỗi người dân, mỗi làng nghề, mỗi doanh nghiệp phải tự nâng cao ý thức bảo vệ  môi trường thì các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh cần vào cuộc và có biện pháp giải quyết triệt để, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm.

 

Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân

Hưng Yên được đánh giá là một trong những tỉnh trên cả nước thu hút được nhiều dự án công nghiệp vào địa bàn. Các khu công nghiệp có nhiều công ty với những ngành nghề khác nhau như: dệt may, cơ khí, điện tử và thực phẩm... Sự đa dạng về ngành, nghề đã đáp ứng nhu cầu lớn về việc làm cho người dân địa phương. Thế nhưng, thời gian qua, một số khu công nghiệp đang bộc lộ nhiều mặt trái, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tới sức khỏe, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

 Đặng Thị Thiết, thôn Cầu Lường, Bạch Sam, huyện Mỹ Hào cho biết: "Gia đình tôi sống gần sông Cầu Lường, hàng ngày phải chịu cảnh sông bị ô nhiễm trầm trọng do nước thải công nghiệp rất khó chịu. Chồng tôi đã chết vì ung thư, các cháu ốm đau luôn. Rất mong chính quyền các cấp sớm có biện pháp khắc phục, xử lý nguồn nước ô nhiễm để các hộ chúng tôi không phải sống trong tình cảnh này nữa."

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng trên là do một số doanh nghiệp vì lợi nhuận mà xả thẳng nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra môi trường. Điển hình nhất là hệ thống sông Bắc Hưng Hải, sông Bần Vũ Xásông Cầu Lường và hàng chục con kênh mương khác hiện đã biến thành dòng nước chết, bốc mùi hôi tanh khó chịu. Nguồn nước lúc nào cũng cũng đặc quánh, đen sì hoặc chuyển sang màu vàng, màu đỏ với những váng dày hoặc bọt khí cao hơn cả đầu người, khiến đời sống nhân dân bị đảo lộn. Nhiều diện tích nhân dân bỏ hoang không gieo cấy vì nguồn nước ô nhiễm nặng, gây bất bình trong dân.

Các làng nghề tái chế phế liệu hoạt động trong khu dân cư cũng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt của người dân

Cùng với ghánh chịu hậu quả nặng nề của công nghiệp thì những năm gần đây, nhiều địa phương đang bị ô nhiễm nặng do các làng nghề tiểu thủ công nghiệp gây nên.

Theo thống kê,Hưng Yên hiện có tổng số 59 làng nghề trong đó có 54 làng nghề đang hoạt động với nhiều loại hình: sản xuất, chế biến nông sản, tái chế phế liệu…

Trong đó gây ô nhiễm nặng nề nhất phải kể đến là làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh; tái chế kim loại màu ở thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm; làng nghề tái chế phế liệu thôn Phan Bôi, xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào…

Hiện tại mức độ ô nhiễm trì, khí thải trong đất, trong nước luôn vượt ngưỡng cho phép. Theo phản ánh của nhân dân sống ngay trong làng nghềsức khỏe của nhân dân bị ảnh hưởng rất lớn, nhiều làng nghề người lớn và trẻ em đầu bị nhiễm độc chì.

Ông Trần Đăng Anh - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên cho biết: "Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các khu công nghiệp và làng nghề, trước mắt cần tập trung xử lý các điểm ô nhiễm nghiêm trọng, quy hoạch các điểm tập kết rác thải phù hợp với xây dựng nông thôn mới, tăng cường tổ chức thanh, kiểm tra và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm."

Giữ gìn môi trường sống là bảo vệ lá phổi của chính mình và những người xung quanh. Để bảo vệ môi trường sống bên cạnh việc mỗi người dân, mỗi làng nghề, mỗi doanh nghiệp phải tự nâng cao ý thức bảo vệ  môi trường thì các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh cần vào cuộc và có biện pháp giải quyết triệt để, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm.

theo hungyentv.vn

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
56 người đang online