31/05/2017 | lượt xem: 7 Sự trái ngược trong xử lý nước thải ở khu công nghiệp Dệt May và Thăng Long II Thăng Long II và Dệt May là hai khu công nghiệp nằm ở cạnh nhau trên địa bàn hai huyện Yên Mỹ và Mỹ Hào nhưng việc xử lý nước thải của mỗi bên một khác. Một bên thì tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, một bên thì thường xuyên bị các cơ quan chức năng xử phạt vì nước xả thải có màu đen kịt, gây ô nhiễm môi trường. Khu công nghiệp Thăng Long II xử lý nước thải đạt cột A, tiêu chuẩn cao nhất hiện nay Với 60 doanh nghiệp vốn nước ngoài đang đi vào hoạt động sản xuất, khu công nghiệp Thăng Long II của nhà đầu tư Nhật Bản là khu công nghiệp được đánh giá có hạ tầng tốt nhất cả nước hiện nay. Qua kiểm tra của các cơ quan chuyên môn về lĩnh vực môi trường chưa phát hiện những sai phạm. Nước thải ra môi trường bên ngoài đạt cột A theo quy định, tiêu chuẩn cao nhất hiện nay. Ông Nguyễn Minh Tuyên, Kỹ sư xử lý nước thải nói: "Việc xử lý nước thải của khu công nghiệp chúng tôi đảm bảo nghiêm ngặt theo công nghệ tiên tiến, nhập khẩu từ bên Nhật, nên đảm bảo an toàn khi thải ra ngoài môi trường." Trung tâm xử lý nước thải khu công nghiệp Dệt May Phố Nối nước thải sau xử lý mới đạt cột B Trái ngược với hệ thống xử lý nước thải của khu công nghiệp Thăng Long II, Chi nhánh Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Trung tâm xử lý nước thải khu công nghiệp Dệt May Phố Nối lại liên tiếp bị Tổng cục môi trường và UBND tỉnh Hưng Yên xử phạt với số tiền trên 1 tỉ đồng do xả nước thải chưa đạt chuẩn, có màu đen và mùi khó chịu vào các năm 2014 và 2016. Một trong những bất cập về hệ thống xử lý nước thải tại khu công nghiệp dệt may là chưa thực hiện nghiêm ngặt quy trình xử lý, việc quản lý lượng nước đầu vào và nước thải đầu ra lại thuộc về hai đơn vị khác nhau. Trước nhiều kiến nghị của nhân dân hai huyện Mỹ Hào và Yên Mỹ, từ tháng 3 năm 2017, Trung tâm xử lý nước thải được Tập đoàn Dệt May Việt Nam chuyển về cho Công ty phát triển hạ tầng Dệt May Phố Nối quản lý để có sự thống nhất. Hiện nay, nước thải sau xử lý xả ra môi trường tại đây mới đạt cột B. Hiện đơn vị quản lý mới đang đầu tư gần 100 tỉ đồng để đưa nước thải xử lý đạt cột A vào đầu năm 2018. Ông Phạm Anh Tuấn, Phó phòng Đầu tư hạ tầng, Công ty phát triển hạ tầng Dệt May Phố Nối cho biết: "Sau khi tiếp nhận nhà máy xử lý nước thải, công ty đã cố gắng nỗ lực khắc phục những tồn tại từ trước đấy, sau 1 thời gian vận hành đã cải tạo đáng kể nguồn nước thải ra bên ngoài môi trường." Không tuân thủ đúng quy trình xử lý, cố tình vi phạm do mức xử phạt còn nhẹ là nguyên nhân làm cho nhiều doanh nghiệp cố tình xả nước thải ô nhiễm ra ngoài môi trường. Thực tế nước thải sau xử lý tại hai khu công nghiệp nằm giáp nhau là Thăng Long II và Dệt May là minh chứng rõ nhất về điều này. hungyentv.vn
Hướng dẫn thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường khi có mưa to gây ngập lụt trên địa bàn tỉnh
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh kiểm tra thực tế tình hình ô nhiễm môi trường hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải
Hỗ trợ người dân xây hố (bể chứa) để xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình: Mô hình hay của huyện Phù Cừ
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Hội nghị sơ kết Chương trình phối hợp tuyên truyền về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2017-2020